[I] [U] [P] [R] [O]
Chào mừng các pạn đến với [I] [U] [P] [R] [O] , nơi bạn là người quan trọng . Đây là diễn đàn đầu tiên của lớp 7B ---> 8B và do một mình admin l4m_kut3 làm nên có gì chưa vừa lòng mong các pạn cho vào phần góp ý của diễn đàn . Và một điều quan trọng là nếu bạn là người mới thì nên đăng kí thành viên để có thể nhận được mọi tiện isck , kòn nếu pạn là người cũ đã có nik thì . . . . . té vào phần đăng nhập ^^
Em xin cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe , em xin hết ạh
PP PP PP PP PP PP PP PP
[I] [U] [P] [R] [O]
Chào mừng các pạn đến với [I] [U] [P] [R] [O] , nơi bạn là người quan trọng . Đây là diễn đàn đầu tiên của lớp 7B ---> 8B và do một mình admin l4m_kut3 làm nên có gì chưa vừa lòng mong các pạn cho vào phần góp ý của diễn đàn . Và một điều quan trọng là nếu bạn là người mới thì nên đăng kí thành viên để có thể nhận được mọi tiện isck , kòn nếu pạn là người cũ đã có nik thì . . . . . té vào phần đăng nhập ^^
Em xin cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe , em xin hết ạh
PP PP PP PP PP PP PP PP
[I] [U] [P] [R] [O]
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

[I] [U] [P] [R] [O]



 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Nỗi đau của hai thiếu nữ bị mẹ bắt đi bán dâm
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeThu Oct 15, 2009 9:16 pm by dark_eye96

» chọn bánh sinh nhật hộ em va` bạn Nhung di cac' bac'
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeThu Oct 15, 2009 8:08 pm by dark_eye96

» Tên tiếng anh cua pạn^^
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeSun Oct 11, 2009 12:52 pm by Flyindance@

» nghệ thuật cà phê
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeSun Oct 11, 2009 10:22 am by Flyindance@

» 4um ho^````i sinh
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeSun Oct 11, 2009 9:52 am by dark_eye96

» HOT...HOT...HOT Nóng hổi vừa thổi vừa xem
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeSat Oct 10, 2009 8:03 pm by p3_p0n_081

» Bộ đôi Sam - Kelly
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeSat Oct 10, 2009 7:54 pm by p3_p0n_081

» Tên Bạn Theo Kiểu ” Kiếm Hiệp ”
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeSat Sep 12, 2009 9:34 pm by duyvukhanh

» Giờ là tên tiếng Việt!!!
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeSat Sep 12, 2009 9:31 pm by duyvukhanh

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum
Follow us on Twitter

 

 Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3

Go down 
Tác giảThông điệp
Rosalina
Úy
Úy
Rosalina



Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3   Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3 I_icon_minitimeFri Apr 03, 2009 9:20 pm

Gặp lại Huỳnh Thúc Kháng và Trần Qúy Cáp cùng một số bạn bè, mọi người tay bắt mặt mừng, kể chuyện vui không dứt. Phan Châu Trinh nói lại những chuyện mắt thấy tai nghe, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Qúy Cáp cũng đều nhận định phong trào không khác ông Phan Khải bao nhiêu.
Cả Huỳnh Thúc Kháng lẫn Trần Qúy Cáp đều khen Lê Cơ. Ở làng Phú Lâm (nay thuộc xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước, Quảng Nam), Lê Cơ không chỉ lập trường dạy chữ quốc ngữ mà còn mở trường dành riêng cho nữ, đồng thời vận động bà con trong làng mở vườn trồng quế, lập cuộc buôn, dựng lò rèn, lập cuộc bảo hiểm phòng kẻ trộm cướp…
Huỳnh Thúc Kháng nói:
- Không ngờ ở trong một cái làng rừng che núi cách, giao thông trở ngại thuở nay tịch mịch quê mùa, bỗng thành một nơi khai thông vui vẻ không những dân làng lân cận tin phục; mà người ở xa, nhứt là người đã nếm mùi Âu hóa đi ngang qua tỉnh Quảng Nam cũng gắng lên làng Phú Lâm đặng xem công việc.
Lê Cơ đối với mọi người không xa lạ vì cùng ông ta đã cùng với Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng thi hương khoa Canh Tý (1900) và chỉ đậu trường ba. Lê Cơ còn là anh em cô cậu ruột với Phan Châu Trinh, người hoạt bát, khẳng khái. Khi nghe Phan Châu Trinh đặt vấn đề, ông hưởng ứng ngay. Về mặt lý thuyết, thì Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Qúy Cáp… vạch ra, còn thực hành, sắp đặt công việc đem ra áp dụng thì mỗi xã, hay huyện đều do tài năng từng người ở địa phương ấy quản lãnh.
Trần Qúy Cáp nở nụ cười vui, nói thêm:
- Anh ấy theo quan điểm của ông cha ta là năng nhặt chặt bị. Có lần lên thăm, tôi thấy anh ta lập một cuộc buôn con con, mua bán giấy bút, mắm muối, gia vị, kim chỉ… chẳng thiếu thứ gì, như một cái quán hàng xén. Anh ta thấy tôi ngơ ngác, bèn giải thích: - Quan nghè đừng thấy đơn giản mà coi thường. Nếu chỉ dựa vào cái quán nho nhỏ này, nhà tôi sống dư đủ, nhưng tôi không lấy lời nhiều, mục đích chính là loại bỏ bọn "buôn mọi" (chỉ những người miền xuôi mang hàng lên bán ở miền núi) bóp hầu bóp họng dân nghèo và cho mọi người thấy nghề buôn bán không khó. Và một khi bước vào nghề buôn bán thì không nệ vốn ít vốn nhiều, không nệ mặt hàng nào.
Phan Châu Trinh thầm cám ơn những người anh em ruột thịt. Bước đầu họ tin ông và đã khuấy động được phong trào. Nhớ ngày mới bàn với Lê Cơ, anh ta nói:
- Chú yên tâm. Thằng anh của chú đặt hết niềm tin vào chú và những người như chú. Lê Cơ này "Túng bất năng hành chi thiên hạ, do khả nghiệm chi nhất hương"(6).
Quả thật cuộc thí nghiệm ấy rất thành công.
Công việc đang tiến triển tốt đẹp thì Trần Quý Cáp nhận được lệnh của triều đình bổ làm giáo thọ Thăng Bình. Huỳnh Thúc Kháng nói:
- Anh không đi là không xong và sẽ ảnh hưởng đến phong trào. Sau khi đỗ hương nguyên, tôi phải ở nhà cư tang cha nên mới có cớ từ chối được việc ra Huế học Pháp văn để làm quan. Nay chắc họ đã quên tôi, hoặc chưa bổ dụng là còn chờ tôi lên tiếng. Theo tôi, làm quan hay không làm quan lúc này không phải là vấn đề quan trọng, mà quan trọng là làm sao giúp cho dân mở mang được đầu óc, chứ đứng quên mục đích ấy.
Phan Châu Trinh nói thêm:
- Anh Minh Viên nhà ta nói đúng đấy. Anh không ra làm quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong trào. Vả lại, bá mẫu cũng gần đất xa trời rồi, anh nên nhận chức quan dù chỉ làm quan vài ba tháng rồi xin từ quan cũng được để cho bá mẫu vui. Trồng cây, ai cũng trông ngày hái quả. Quả của cây bá mẫu chăm sóc là loại quả ngon quả ngọt. Anh ra làm quan tức là anh cho bá mẫu nếm và nhận được cái hương vị của quả ấy. Theo tôi, nên lắm.
Trần Qúy Cáp cũng đồng tình với những ý kiến của bạn bè, rồi cùng bàn bạc khi nhận chức giáo thọ sẽ làm gì có lợi cho dân, cho nước, cho phong trào. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cả ba người đều thống nhất ý kiến, lợi dụng chức vị, quan giáo thọ cho mở ngay trường học, rước thầy về dạy chữ Tây, chữ quốc ngữ cho con em, cho những ai thích học. Việc làm này chắc chắn sẽ bị phái cựu học không thích. "Nhưng quan giáo thọ không làm thì ai làm ?" - Trần Qúy Cáp lên tiếng và mọi người cùng cười khoái trá.
Phan Châu Trinh nói:
- Chúng ta quả là những người không tự lượng sức mà hô hào đề xướng tân học, may ra thành công thì toàn quốc đều vui hưởng, rủi mà thất bại thì sẽ bị dẫn đến chợ, cúi đầu chịu chém cũng vui biết dường nào !
Trần Qúy Cáp nói:
- Tự trị là việc lớn không phải chuyện dễ, việc không thành cũng chết. Nhưng nếu chết vì việc lớn, vì lý tưởng thì cái chết ấy chẳng có chi phải sợ.
Huỳnh Thúc Kháng nói thêm:
- Đã là chí sĩ yêu nước thương nòi thì không quản sống chết. Không dám tự khoe, nhưng thực tâm mà nói, anh em chúng ta không thể nói là những người không có chí khí cao, không phải là người ham danh lợi. Tam ngu thành hiền. Tôi tin anh em chúng ta nghĩ đúng và đang làm đúng, nên nếu bị đem ra giữa chợ chém đầu cũng là chuyện vui. Chúng ta cùng đồng lòng khơi cái khôn của dân, cái đường sống của dân là thuận lòng trời, hợp lòng dân. Điều này đã được minh chứng ngay ở quê hương ta. Do vậy, anh em chúng ta tiếp tục việc khai trí, trị sinh, mở học hội, thương hội, diễn thuyết hội cho nhiều… thì dân sẽ tin ta, yêu ta. Một khi được dân tin, dân yêu thì cái chết nào có đáng một đồng tiền kẽm !
Ba người cùng bá vai nhau như muốn truyền thêm cho nhau sức mạnh.
Mỗi người mỗi việc. Phan Châu Trinh nhận trách nhiệm làm một chuyến Bắc du.
Trên đường ra Bắc, Phan Châu Trinh đến địa phận tỉnh nào cũng tìm đến những thân hào nhân sĩ trò chuyện, tìm sự ủng hộ. Ông đến thăm tiến sĩ Ngô Đức Kế, giải nguyên Võ Văn Bá, ấm sinh Lê Võ… ở Hà Tĩnh; thăm cụ Đốc Đặng, cử Vương… ở Nghệ An, nghè Tống, kể cả cử nhân Hoàng Cao Khải ở Thanh Hóa… Đến Hà Nội, Phan Châu Trinh tìm đến thăm hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, Lương Văn Châu… Điều đáng mừng là hầu hết sĩ phu đều đồng ý cách làm của ông, và không ai nghĩ đó là chuyện quốc sự. Những việc ông đề ra và đã làm ở Quảng Nam, Bình Thuận là những việc làm minh bạch, đường đường chánh chánh. Cổ động quốc dân chuyên về sự học, chí thú làm ăn, làm giàu, không chủ trương bạo động, không khuyến khích quốc dân trông vào người ngoài… có gì không tốt ? Phan Châu Trinh nói rõ cho mọi người biết rằng, dùng thuyết dân chủ, tự trị thì chẳng có gí phải giấu giếm, thậm chí ông sẽ nghĩ cách trình bày với những quan Pháp đang cai trị để họ hiểu rõ việc làm của phong trào. Với ông, muốn đồng đẳng thì phải bình đẳng. Muốn bình đẳng với người ta thì mình phải khẳng định được mình. Muốn khẳng định được mình thì phải học, phải tiếp thu những cái mới, cái hay của nhân loại, chứ không thể khư khư ngồi ôm những câu nói của thánh hiền có hàng ngàn năm qua, những câu nói có từ thời con người còn ở tình trạng sơ khai, hái lượm.
Đến Hà Nội, Phan Châu Trinh như cá gặp nước. Các sĩ phu Bắc hà rất qúy trọng ông. Những điều ông nói họ không những đồng tình mà còn tính chuyện thực hành ngay. Trong lúc này, mọi người cho ông biết tin về Phan Bội Châu. Nhiều người hỏi ông về những hành động của Phan Bội Châu, ông thú thật lâu ngày chưa gặp lại Phan Bội Châu nên ông không thể bình phẩm gì được. Nhưng với ông, trước hết, Phan Bội Châu là một người đáng trọng. Khoa Canh Tý (1900), Phan Bội Châu đậu hương nguyên trường Nghệ An, Huỳnh Thúc Kháng đậu hương nguyên trường Thừa Thiên, còn ông thì đậu thứ ba. Năm sau, Huỳnh Thúc Kháng phải ở nhà cư tang cho cha, Phan Bội Châu bị đánh hỏng, còn ông đỗ phó bảng. Lúc ông ra làm quan ở Huế thì có gặp Phan Bội Châu và ông đã thẳng thừng bác bỏ chủ trương bạo động của Sào Nam. Phan Châu Trinh nhớ lại lúc đó cùng với Võ Phương Trứ cổ động các sĩ phu ký vào thư xin bỏ khoa cử và hiến pháp, nhưng không có mấy người chịu ký, trong đó có cả Phan Bội Châu. Ngày đó, Phan Bội Châu viện cớ thi hỏng nên không ký. Sau đó, ông nghe tin Phan Bội Châu vào Quảng Nam, cụ thể là tìm Tiểu La Nguyễn Thành tại "Nam Thành sơn trang"(nay thuộc xã Bình Qui, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) - nơi chôn nhau cắt rốn của Tiểu La, và tìm Đỗ Đăng Tuyển tại Ô Gia (nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Dường như phần nhiều nhân sĩ Quảng Nam lúc ấy cùng đứng trên lập trường tôn quân và dùng bạo lực đuổi Pháp ra khỏi nước, xây dựng một nước Việt Nam do Cường Để (cháu Nguyễn Phúc Cảnh) làm minh chủ.
Họ một lòng một dạ tôn quân, bảo vệ ngai vàng cho "chân mệnh thiên tử", ủng hộ việc làm của hương nguyên Phan Bội Châu.
Chú thích:
(1) Lòng chí thành thấu suốt đạo thánh. - Chữ chí thành (thành thực tột mức) là một khái niệm căn bản trong đạo trung dung của Khổng giáo. Phải hết sức thành thật mới hiểu rõ tính, mới có thể biết trước, mới xử lý (kinh luân) được việc trong thiên hạ, xây dựng được cái gốc lớn của thiên hạ và giúp vào công việc hóa dục của Trời, Đất.
(2) Huỳnh Thúc Kháng dịch:
Cuộc đời ngoảnh lại vắng không,
Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu.
Cường quyền, giậm đạp mái đầu,
Văn chương tám vế, say câu mơ màng.
Tháng ngày uất giận đành cam,
Sổ lồng tháo cũi biết làm sao đây.
Những ai tâm huyết vơi đầy,
Dốc lòng văn đạo, thơ này thấu cho.
(3) Nguyễn Q. Thắng dịch.- Dẫn theo Huỳnh Thúc Kháng – tác phẩm, sđd, trg 113-115.
(4) Từ người đem gói nem đến xin học, ta chưa từng không dạy ai (Luận ngữ).
(5) Khổng tử: Người có tư chất bậc trung trở lên, có thể dạy bảo đạo lý cao xa. Người có tư chất bậc trung trở xuống, không thể dạy bảo đạo lý cao xa (Luận ngữ).
(6) Dầu không làm cho thiên hạ, cũng thí nghiệm trong một làng.
Về Đầu Trang Go down
 
Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.3
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.1
» Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong5.2
» Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong10.3
» Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong11.1
» Phan Chau Trinh-Vu Gia chuong11.2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[I] [U] [P] [R] [O] :: Truyện tranh :: Truyện dài kỳ-
Chuyển đến